Năm 2021:
Từ tháng 7/2021, Đài bắt đầu thực hiện cơ chế tự chủ theo Quyết định số 2211/QĐ – UBND ngày 28/6/2021 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh
Lịch sử được ghi chép lại bằng những con số, dấu mốc thời gian, sự kiện. Và lịch sử cũng được viết nên bởi những con người dám dấn thân, chấp nhận thử thách để chinh phục những tầm cao mới. Kể từ giây phút phát sóng đầu tiên, ngày 26/9/1956, 65 năm qua, tại Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá, biết bao thế hệ cán bộ đã cống hiến, trưởng thành để viết nên những trang sử truyền thống đầy tự hào.
Từ tháng 7/2021, Đài bắt đầu thực hiện cơ chế tự chủ theo Quyết định số 2211/QĐ – UBND ngày 28/6/2021 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh
Chính thức phát sóng phát thanh FM trên tần số 92,3 Mhz , 10 Kw; thay thế máy phát sóng AM tần số 846 Khz, 10 Kw
Năm 2018, hoàn thành việc chuyển đổi sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng sang HD.
Hoàn thành việc bổ sung chức năng, nhiệm vụ và đổi tên Trung tâm Kỹ thuật Phát thanh – Truyền hình thành Trung tâm Dịch vụ Phát thanh, truyền hình và Tổ chức sự kiện, đồng thời tiếp nhận nguyên trạng Trung tâm Triển lãm – Hội chợ – Quảng cáo từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về trực thuộc Đài, trở thành đơn vị truyền thông đa phương tiện, đa loại hình.
Phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) tổ chức thành công Vòng sơ khảo LHPTTQ khu vực phía Bắc tại Thanh Hoá.
Đài chính thức phát sóng Bản tin Tiếng Anh, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của những người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Thanh Hoá. Và đến tháng 6/2014, Trang thông tin điện tử của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá chính thức được khai trương và đưa vào sử dụng. Cũng từ đây, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã phát triển thành một cơ quan báo chí đa phương tiện.
Khánh thành Đài Truyền thanh Thanh Hoá, do chuyên gia Liên Xô xây dựng, phạm vi truyền thanh (hệ thống loa, đường dây): Thị xã Thanh Hoá, xã Hoằng Quang – huyện Hoằng Hóa. Nhiệm vụ của Đài: Tiếp âm Đài Tiếng nói Việt Nam, sản xuất chương trình địa phương 15phút/ngày; Trưởng đài là đồng chí Nguyễn Hữu Thọ và 8 công nhân kỹ thuật.
Đài Truyền thanh Thanh Hoá được sát nhập vào Ty Bưu điện thành Ty Bưu điện – Truyền thanh Thanh Hoá, các huyện có phòng Bưu điện – Truyền thanh, nội dung tuyên truyền của Đài do phòng thông tin UBHC tỉnh đảm nhiệm.
Đài Truyền thanh Thanh Hoá tách khỏi Ty Bưu điện, trực thuộc UBND tỉnh, do đồng chí Lê Đỉnh làm Trưởng ban Biên tập.
Ngành truyền thanh được giao cho Ty Thông tin (mới được thành lập) quản lý. Ty thông tin xây dựng đài truyền thanh quốc lập cho các huyện và đài truyền thanh nhỏ cho các xã, các xí nghiệp, công, nông, lâm trường. Cuối năm 1970, 17 trong tổng số 22 huyện, thị xã xây dựng được Đài Truyền thanh. Đài Truyền thanh tỉnh được giao cho UBHC thị xã Thanh Hoá quản lý. Đài tạm ngừng phát chương trình địa phương, chỉ làm nhiệm vụ tiếp âm Đài Tiếng nói Việt Nam và báo động phòng không cho thị xã Thanh Hoá
Toàn tỉnh có hàng chục ngàn máy thu thanh và gần 100 ngàn loa lớn, nhỏ của hàng trăm hệ thống truyền thanh quốc lập, dân lập tuyên truyền, động viên phong trào cách mạng. Phòng Biên tập Truyền thanh, do đồng chí Nguyễn Minh Phương làm trưởng phòng, được thành lập, chương trình phát thanh được ghi âm cho phát lưu động ở các đài huyện. Cuối năm 1972, Đài Truyền thanh tỉnh sử dụng máy UKV loại DT20 truyền chương trình phát thanh đến các huyện, thị xã và các đài truyền thanh HTX.
Công ty Truyền thanh được thành lập với nhiệm vụ thiết kế, thi công, sửa chữa, bảo dưỡng đài truyền thanh cơ sở. (Năm 1977 đổi thành Công ty Phát triển Truyền thanh – Truyền hình; Năm 2004 đổi thành Trung tâm Dịch vụ Kỹ thật Phát thanh – Truyền hình Thanh Hoá). Tại xã Pù Nhi (Quan Hóa) 1 trạm Truyền thanh đầu tiên cũng được xây dựng và đi vào hoạt động, phục vụ cho khoảng 3.000 người dân tộc Mông. Trạm có 2 máy tăng âm công suất 150W, 7 loa 25W Trung Quốc và gần 10km dây bọc cáp truyền thanh.
Trường Bồi dưỡng nghiệp vụ thông tin, truyền thanh (gọi tắt là trường thông tin) được thành lập, với nhiệm vụ đào tạo công nhân kỹ thuật cho đài truyền thanh cơ sở (ngày 12/3/1979 đổi thành Trường Kỹ thuật Truyền thanh; Tháng 8/1998 đổi thành Trường Kỹ thuật Phát thanh Truyền hình Thanh Hoá; năm 2007, đổi thành Trường Trung cấp nghề Phát thanh Truyền hình Thanh Hoá)
Hệ thống phát thanh trải qua một giai đoạn thăng trầm, hệ thống truyền hình ra đời với những bước đi đầu tiên cả về phát triển cơ sở vật chất và hoạt động truyền hình.
Đài đưa khu phát sóng Hàm Rồng vào hoạt động, trang bị 1 máy phát sóng trung 5000W, 1 máy phát sóng ngắn 1000W, 2 cột anten sóng trung cao 54m, 2 cột anten sóng ngắn cao 20m, phủ sóng lên nhiều huyện miền núi, vừa tiếp âm Đài Tiếng nói Việt Nam, vừa phát chương trình địa phương.
Theo Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, Đài Phát thanh Thanh Hoá được thành lập, hoạt động độc lập và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá ra Quyết định số 230TC/UBTH thành lập Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá.
TRUYỀN HÌNH:
Đài phát thử nghiệm chương trình truyền hình đầu tiên, máy phát công suất 20W, tiếp sóng Đài Truyền hình Việt Nam.
Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá được trang bị máy phát công suất 100W chuyển tiếp chương trình của Truyền hình Việt Nam qua đường viba
PHÁT THANH:
Các Đài cấp huyện được phân cấp quản lý cho các huyện, sau đó do nhiều tác động bất lợi (tác động của cơ chế “Khoán 10”, bão lụt tàn phá…), hệ thống truyền thanh cơ sở bị sa sút, riêng các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa vẫn duy trì được hoạt động bình thường.
Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá mở chương trình phát thanh Tiếng Thái.
Sản xuất và phát sóng truyền hình màu, tăng thời lượng chương trình phát thanh và truyền hình địa phương; tiếp tục đầu tư lớn nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành.
Đài tỉnh lập phương án quy hoạch mạng lưới phát thanh – truyền hình toàn tỉnh, khảo sát xây dựng các trạm phát lại truyền hình cho miền núi. Đến năm1995, 8 huyện miền núi đều có trạm phát lại truyền hình.
Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định số 2305 về “Quy hoạch phát triển và quản lý ngành phát thanh và truyền hình Thanh Hoá từ năm 1996 đến năm 2000 và những năm tiếp theo”
Đài tỉnh khánh thành nhà trung tâm 4 tầng trên Đại lộ Lê Lợi, có 3 studio hình, 1 studio tiếng cho phát thanh, bắt đầu đưa vào sử dụng camera chuyên dụng, bán chuyên dụng và các thiết bị sản xuất chương trình hệ S-VHS.
Đài tỉnh chính thức bước vào thực hiện Dự án ODA về xây dựng trung tâm truyền hình kỹ thuật số trị giá 5 triệu USD và 16 tỷ đồng vốn đối ứng
Chủ tịch UBND tỉnh có Quyết định 1289 về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Đài tỉnh.
UBND tỉnh có Quyết định 1736 về ban hành quy chế quản lý hệ thống truyền thanh xã.
Hầu hết các Đài huyện đều nâng cấp thiết bị phát sóng, thiết bị làm chương trình và trụ sở làm việc. Đến cuối năm 2001, toàn tỉnh có 34 trạm phát lại truyền hình, 29 trạm phát sóng FM, hơn 360 trạm truyền thanh xã, hơn 400 trạm truyền thanh thôn bản, gần 300 trạm thu tín hiệu từ vệ tinh (TVRO)
Các cơ sở trực thuộc ngành gồm Trường Kỹ thuật truyền thanh (Tháng 8/1998 đổi thành Trường Kỹ thuật Phát thanh - Truyền hình Thanh Hoá;
Ngày 22/3/2007, đổi thành Trường Trung cấp nghề Phát thanh - Truyền hình Thanh Hoá và Công ty Phát triển Truyền thanh – Truyền hình Thanh Hoá (Năm 2004 đổi thành Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Phát thanh – Truyền hình Thanh Hoá) cũng đều có bước phát triển khá.
TRUYỀN HÌNH
Đài tỉnh đưa vào sử dụng máy phát hình màu Thomson, công suất 1.000W và hệ thống thu tín hiệu vệ tinh, phủ sóng vùng đồng bằng và một phần vùng trung du.
Lắp đặt thêm 1 máy phát hình màu 500W, xây dựng tháp anten 115m; tăng thời lượng tiếp sóng Đài Truyền hình Việt Nam từ 8 giờ lên 14 giờ/ngày, phủ sóng cho phần lớn vùng đồng bằng. Năm 1997 – 1998, lắp đặt thêm máy phát hình Thomcats 5.000W, tăng thời lượng tiếp sóng VTV lên 18h/ngày, tiếp sóng đầy đủ 3 kênh VTV1, VTV2, VTV3; tháng 4/2000, lắp đặt thêm 1 máy phát hình Thomcats 5.000W, 1 máy phát Harris 10.000W.
Nâng thời lượng phát sóng truyền hình chương trình địa phương từ 30-45 phút lên 60-90 phút
Tăng từ 4 chương trình lên 6 chương trình/tuần.
Đưa thời lượng phát sóng truyền hình lên 150-180 phút/ngày.
Đưa xe truyền hình lưu động vào sử dụng, bắt đầu thực hiện các chương trình truyền hình trực tiếp.
PHÁT THANH.
Lắp đặt 1 máy phát sóng phát thanh 10.000W, tiếp sóng FM Đài tiếng nói Việt Nam 24 giờ/ ngày.
Lắp đặt máy phát sóng phát thanh sóng trung Harris 10.000W, xây dựng tháp anten 98m, phủ sóng trên địa bàn toàn tỉnh, nâng thời lượng phát thanh địa phương từ 90 phút lên 115 phút/ngày.
Đầu tư lớn, xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, “số hóa” kỹ thuật phát thanh, truyền hình, bổ sung nguồn nhân lực, liên tục đổI mớI chương trình, tăng thêm thờI lượng, nâng cao chất lượng, hiệu quả xã hội của phát thanh – truyền hình.
Sau khi đưa Trung tâm truyền hình Kỹ thuật số vào hoạt động (6/1/2001) và tăng cường nguồn nhân lực, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã tạo ra bước phát triển nhảy vọt về mọi mặt
PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP
Hoàn thành Đề án “Quy hoạch mạng lưới phát thanh, truyền hình đến năm 2010. Xây dựng 4 trạm phát lại truyền hình ở Mỹ Tân, Cẩm Liên, Thanh Lâm, Pù Nhi, xây dựng mới 93 Đài xã, trong đó có 49 Đài thuộc chương trình mục tiêu, lắp đặt 4 trạm phát lại truyền hình công suất nhỏ 3 kênh ở miền núi. Đến 2005, toàn tỉnh có 58 trạm phát lại truyền hình, 539/636 xã có Đài truyền thanh, trong đó miền núi là 112/194 xã; gần 97% số dân được xem truyền hình.
Đài tỉnh tuyển dụng nhiều lao động mới và từ tháng 7/2003, áp dụng định mức khoán theo Nghị định 10.
Tăng cường lượng chương trình phát thanh trực tiếp từ 45 phút lên 60 phút;
“Năm phát thanh”, tăng thời lượng chương trình phát thanh địa phương từ 165 phút lên 315 phút/ ngày.
Phát thanh:
Truyền hình:
Công tác quản lý và phát triển sự nghiệp:
Truyền hình
Phát thanh:
Công tác quản lý - phát triển sự nghiệp
Truyền hình:
Phát thanh:
Đài phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh và một số doanh nghiệp trong tỉnh thành lập Quỹ học bổng “Nâng cánh ước mơ” để vận động các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh tham gia tài trợ cho các sinh viên nghèo vượt khó học giỏi trong tỉnh, góp phần thúc đẩy sự nghiệp khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập của tỉnh Thanh Hoá.
Truyền hình:
Giai đoạn 2016 – 2021 đánh dấu những bước phát triển về mọi mặt của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá với những dấu ấn quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Đài trở thành một đơn vị truyền thông mạnh, đa loại hình với năng lực sản xuất nội dung tốt.
Đài đã tiếp nhận nguyên trạng Trung tâm Triển lãm – Hội chợ – Quảng cáo từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về trực thuộc Đài; hoàn thành việc bổ sung chức năng, nhiệm vụ và đổi tên Trung tâm Kỹ thuật Phát thanh - Truyền hình thành Trung tâm Dịch vụ Phát thanh, Truyền hình và Tổ chức sự kiện. Cùng với đó, đầu tư nâng cấp website truyenhinhthanhhoa.vn với giao diện mới thân thiện, hiện đại và tiện ích. Hiện nay, Fanpage TTV đã đạt tích xanh, kênh YouTube của Đài đã có hơn 262.000 lượt người đăng ký theo dõi và đã đạt được nút Bạc của YouTube...
Đài tiếp tục duy trì ổn định thời lượng chương trình Truyền hình 19h/ngày, chương trình Phát thanh 16h/ngày; mở thêm nhiều chuyên mục mới, đặc biệt các chương trình giải trí của Đài được quan tâm đầu tư lớn và thực hiện hiệu quả, tăng tính tương tác, mở rộng phạm vi tác nghiệp và tầm ảnh hưởng.
Tháng 12/ 2017, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức thành công Liên hoan Truyền hình toàn quốc tại Thành phố Sầm Sơn.
Được sự quan tâm đầu tư tỉnh, cùng với nguồn kinh phí sự nghiệp, Đài đã đầu tư, mua sắm thêm nhiều trang thiết bị kỹ thuật hiện đại; mua xe truyền hình lưu động HD; chuyển đổi công nghệ sản xuất chương trình sang chuẩn HD. Ngày 01/01/2018, Đài đã chính thức phát sóng kênh truyền hình Thanh Hóa độ nét cao HD trên hạ tầng số mặt đất DVB-T2 của VTC và hệ thống số toàn quốc của VTV Cab, My TV, Next TV… Ngày 1/2/2019 Đài chính thức phát sóng phát thanh FM trên tần số 92,3 Mhz, 10 kw thay thế máy phát sóng AM tần số 846 Khz, 10 kw.
Tháng 2/2019, Đài chính thức chuyển xuống trụ sở mới, với tổng diện tích hơn 15 hecta. Trường quay với sức chứa hơn 600 chỗ ngồi được hoàn thiện với hệ thống thiết bị cơ bản đáp ứng yêu cầu tổ chức các sự kiện lớn.
Đài đã phối hợp tổ chức thành công nhiều sự kiện có quy mô lớn của Trung ương và địa phương, như : Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 37, Liên hoan tiếng hát truyền hình – giải Sao Mai toàn quốc, Vòng Sơ khảo Liên hoan Phát thanh toàn quốc, Triển lãm ‘‘Thanh Hoá xưa và nay’’ nhân dịp kỷ niệm 990 năm Danh xưng Thanh Hoá.
Tháng 12/2020, Đài hoàn thành việc tuyển dụng 154 viên chức.
Đài bắt đầu thực hiện cơ chế tự chủ theo Quyết định số 2211/QĐ – UBND ngày 28/6/2021 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh.
Từ 2016 - 2021 là giai đoạn Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đạt được thành tích cao nhất khi tham gia các giải Báo chí Trung ương và địa phương, với 2 Giải A Giải Báo chí Quốc gia và nhiều Huy chương Vàng, Bạc tại các kỳ Liên hoan Truyền hình toàn quốc, Liên hoan Phát thanh toàn quốc.
Giai đoạn 2016 – 2021, với tinh thần sẵn sàng kết nối, hợp tác cùng phát triển, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã chủ động tổ chức các chuyến công tác, học hỏi kinh nghiệm tại nhiều Đài trong cả nước cũng như tiếp đón nhiều đoàn bạn tới thăm, làm việc tại Đài. Đài đã phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC tổ chức thành công nhiều sự kiện lớn. Năm 2017, Đài đã ký hợp tác với Đài Seongnam (Hàn Quốc). Trong phạm vi tỉnh, Đài tăng cường ký Quy chế phối hợp với các địa phương, ban ngành, đơn vị…
Việc mở rộng quan hệ hợp tác trong và ngoài nước đã tạo cơ hội để đội ngũ cán bộ, phóng viên của Đài đa dạng hoá nguồn thông tin, nâng cao năng lực chuyên môn, tiếp cận với những xu thế truyền thông mới, phù hợp với sự phát triển của thời đại.
Trong suốt chặng đường phát triển của mình, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo Trung ương và tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Đây chính là nguồn động lực to lớn để các thế hệ cán bộ, viên chức, lao động Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá cống hiến và vững tin bước tiếp.
Những mồ hôi, nước mắt, trăn trở và suy tư; những tận tâm và nhiệt thành cống hiến của bao thế hệ cán bộ lãnh đạo, viên chức, người lao động của TTV đã kết tinh thành trái ngọt. Những phần thưởng cao quý như: Huân chương Độc lập hạng Nhì, hạng Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng; Cờ thi đua, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trao tặng chính là sự khẳng định những công lao, đóng góp to lớn của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc cũng như công cuộc đổi mới của tỉnh.